Dây curoa hiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống cũng như ngành công nghiệp. Vậy công dụng của dây curoa để làm gì, có bao nhiêu loại dây curoa, bảng giá dây curoa hiện nay như thế nào,…? Tham khảo bài viết sau đây để tìm câu trả lời bạn nhé.
1. Công dụng của dây curoa
Dây curoa được biết đến là một phụ kiện không thể thiếu trong truyền động công nghiệp. Nó có hình dạng đường dài, đen, liên tục. Trên bề mặt của dây curoa khá mịn màng, cho phép tùy chỉnh, ở bên trong gập ghềnh để tăng độ kết dính với bề mặt tiếp xúc của puly. Các sản phẩm dây curoa chính hãng với độ đàn hồi tốt, đảm bảo hoạt động ổn định dù trong điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao, ma sát lớn.
Dây curoa truyền động thường được phân thành ba loại chính gồm dây curoa thang, dây curoa răng và dây curoa dẹt. Các thông số của dây đai thang đều theo tiêu chuẩn quốc tế DIN và tiêu chuẩn riêng của hãng.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có thông dụng các loại đai theo bảng FM, A, B, C, D, E, tương ứng kích thước bề rộng là 10, 13, 17, 22, 32, 38 hay theo hệ inch 3/8, 1/2, 21/32, 7/8, 1-1/4, 1- 1/2. Đối với người thiết kế máy chuyên nghiệp hoặc công nhân lành nghề hầu như đều thuộc lòng giá trị này.
Bản đai tiêu chuẩn là B =17, chu vi = 75″ (75 x 25,4 mm). Tuy nhiên, loại V-belt: Z, A, B, C, D, E chỉ là dòng đai cũ Classic belt với hiệu suất truyền động không cao. Hiện nay, các hãng có dòng hiệu suất lớn đơn giản chỉ dựa vào sự thay đổi thông số chiều cao của thang để gia tăng hiệu suất.
Những dòng mới có SPZ, SPA, SPB, SPC và 3V,5V,8V. Về hiệu suất thì dòng SPB cao hơn, ngoài ra nếu bộ chuyền động bản thang B có 4 sợi thì chỉ cần thay bằng 3 sợi SP thôi. Như vậy sẽ làm giảm khối lượng bộ truyền động, tiết kiệm điện năng. Song, chi phí mua dây của SPB sẽ cao hơn so với dây B.
Bên cạnh đó, một số hãng sản xuất trên thế giới cũng sử dụng nhiều vật liệu khác để tăng hiệu suất và tuổi thọ. Những thiết kế dây curoa khác nhau cũng sẽ được ứng dụng trong những trường hợp khác nhau. Chẳng hạn, các đai thang có răng sử dụng cho bộ chuyền động tốc độ cao, yêu cầu nhiệt độ 90 độ C. Hay dây cho các bộ truyền động khoảng cách trục dài, rung động, các dây đai gắn liền lưng với nhau.
2. Phân loại dây curoa
Có nhiều cách phân loại dây curoa khác nhau, phổ biến nhất là dựa vào ký hiệu tính theo hệ inch và hệ mm.
+ Loại dây đai tính theo hệ in có dây đai (M, K, A, B, C, D, E), (3V, 5V, 8V). Cách đọc dây đai tính theo hệ in (M, K, A, B, C, D, E) là tên dây đai + chu vi. Dây curoa công nghiệp mang lại hiệu năng lớn (3V, 5V, 8V..) có cách đọc là tên dây đai + 10 x chu vi (inch).
+ Loại dây đai tính theo hệ (mm) gồm (SPZ, SPA, SPB, SPC), (M, K, A, B, C, D, E). Để đọc loại dây đai này sẽ là tên dây đai + chu vi (mm).
Tùy vào mỗi hãng khác nhau mà ký hiệu trên dây đai thang khác nhau. Nếu không tính theo hãng thì về cơ bản sẽ có hai phần là Chữ + Số. Ví dụ A62, B67, C80…
3. Những thông số cần nhớ khi chọn dây curoa
Vì khi sử dụng lâu mã dây curoa bị mờ, không nhìn rõ thông số. Cộng thêm điều kiện máy móc không dừng lại được để đo chu vi dây curoa hay nhìn thông số dây curoa. Do đó, người kỹ thuật cần nắm rõ cách tính dây curoa theo công thức như sau:
Trong đó:
L: Chiều dài dây curoa.
a: Khoảng cách tâm của 2 puly.
d1: Đường kính của Puly 1
d2: Đường kính của Puly 2
Như vậy, nếu không biết được kích thước dây curoa hay thông số bị mờ, điều kiện không thể ngưng máy lại để kiểm tra được thông số thì bạn có thể dựa vào 3 thông tin gồm khoảng cách tâm 2 Puly, kích thước Puly 1 và kích thước puly 2, từ đó tính ra được chiều dài dây curoa cần là bao nhiêu.
Về kích thước dây curoa, dây đai tính được là mm, bạn phải suy ra hệ inch dựa theo công thức:
L(inch) = L(mm)/25.4
Nắm được chiều dài dây curoa, bạn tiếp tục đo bề rộng dây curoa để xác định dây curoa đó thuộc bản nào, A, B, C,… Qua việc xác định loại dây curoa đến chiều dài dây curoa tính ra được model của dây curoa dễ dàng nhất.
4. Ưu nhược điểm của dây curoa
* Ưu điểm
- Dây curoa có khả năng truyền động và cơ năng tại các trục ở xa.
- Trong quá trình hoạt động hạn chế được tiếng ồn.
- Giữ an toàn cho các chi tiết máy và động cơ khi tải nhờ ưu điểm trượt trơn.
- Có thể truyền động do nhiều trục
- Kết cấu đơn giản, dễ bảo quản.
* Nhược điểm
- Theo khuôn khổ thiết kế
- Tuổi thọ dây đai thấp vì các tác nhân ở xung quanh như đá, cát, nhiệt độ,…
- Tỷ số truyền động không ổn định, hiệu suất thấp do sự trượt đàn hồi.
- Lực tác dụng lên trục liên quan đến căng đai.